Bệnh đậu gà hiện nay đang khá được người dùng quan tâm. Bởi căn bệnh này đang lan truyền nhanh và trở thành nỗi ám ảnh của biết bao sư kê. Nếu không nắm bắt và điều trị kịp thời thì hậu quả cực kỳ khó đoán. Do đó, GA179 mới phải tổng hợp tất cả thông tin trong bài viết này.
Giải thích bệnh đậu gà là gì?
Đây là một dạng truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, thường tấn công gà trong giai đoạn từ 25 đến 50 ngày tuổi. Đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh đậu gà là sự xuất hiện của những nốt nhỏ li ti tại các vùng da không lông.
Không chỉ gây tổn thương ngoài da, loại virus này còn xâm nhập vào đường hô hấp, gây tình trạng viêm loét ở miệng, họng hay thực quản. Điều này khiến gà khó khăn trong việc ăn uống, dẫn đến sụt cân, chậm lớn và thậm chí là chết.
Đậu gà lây lan rất nhanh trong đàn, đặc biệt là qua tiếp xúc trực tiếp, vật dụng thiết bị nhiễm bệnh hoặc những loài côn trùng (muỗi, ruồi,…). Tỷ lệ mắc lên đến 95% và tỷ lệ chết đạt từ 2-3% nếu không điều trị kịp thời.
Căn bệnh này bắt nguồn từ đâu?
Loại virus gây bệnh đậu gà thuộc họ Poxviridae, có cấu trúc DNA kép và được bao bọc bởi một lớp màng lipid. Chúng có khả năng nhân bản rất nhanh trong tế bào biểu bì của kê.
Một điểm đáng chú ý, con virus này có sức sống rất bền bỉ. Chúng có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài nhiều tháng liền, bám dính trên các vật dụng chăn nuôi, vỏ trái cây hay là nền chuồng trại.
Tuy nhiên, chúng sẽ khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Chỉ cần 30 phút ở 50°C hoặc 6 phút ở 60°C là đã dễ dàng tiêu diệt được toàn bộ mầm mống.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh đậu gà nhanh chóng
Theo đó, rất nhiều người liên hệ GA179, mong muốn biết thêm về các triệu chứng của căn bệnh này. Chúng tôi cũng đã dành thời gian nghiên cứu, chắt lọc thông tin và đúc kết được các dữ liệu sau:
Thể ngoài da
Những nốt mụn nhỏ như hạt đậu sẽ xuất hiện chủ yếu ở các vùng da không có lông, điển hình là mào, mép hay xung quanh mắt. Khi nặn, những “vị khách không mời” còn lan xuống chân, hậu môn và phần da bên trong cánh.
Mụn của bệnh đậu gà thường bắt đầu với nốt sần nhỏ có màu xám nâu hoặc xám đỏ. Theo thời gian, chúng lớn dần lên, bề mặt trở nên sần sùi và có màu vàng. Bên trong mụn chứa đầy mủ và dịch sệt. Khi vỡ, nó tạo thành vảy, để lại vết sẹo cực kỳ xấu xí.
Bệnh đậu gà thể niêm mạc
Đây là một biến thể vô cùng nguy hiểm của đậu gà, thường thấy ở kê con, tập trung vào các niêm mạc trong cơ thể. Các nốt mụn sẽ mọc ở niêm mạc miệng, hầu họng, khoé miệng. Đặc trưng của loại này là có lớp màng màu trắng hoặc vàng nhạt phủ bên ngoài, bên dưới là các vết loét màu đỏ.
Thể bệnh niêm mạc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gà bị khó thở, ăn uống kém do nốt mụn gây đau rát và cản trở việc nuốt thực phẩm. Bên cạnh đó, chúng thường xuyên chảy nước mũi, nước mắt lẫn mủ.
Cách thức phòng ngừa hiệu quả cho kê
Nếu không muốn kê của mình gặp nguy hiểm và để lại hậu quả đáng tiếc, bạn nên chú trọng vào việc phòng ngừa. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn vài điều cần nhớ đối với bệnh đậu gà.
- Đảm bảo vệ sinh: Thường xuyên dọn sạch chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn và máng uống. Chuồng trại luôn được giữ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Bổ sung dinh dưỡng: Thức ăn cần giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho đàn gà.
- Sát trùng: Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Phòng ngừa côn trùng: Tiêu diệt các loài sinh vật như ruồi, muỗi. Bởi chúng chính là những vật trung gian truyền bệnh.
Cách điều trị bệnh đậu gà hiện nay
Nếu chịu khó tìm hiểu trên các trang mạng xã hội thì bạn sẽ biết hiện đã có rất nhiều phương pháp đưa ra giúp điều trị căn bệnh này hiệu quả. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên làm những việc sau:
- Đối với các nốt mụn đã khô và tạo vảy thì cần nhẹ nhàng loại bỏ chúng.
- Sau khi làm sạch, sử dụng dung dịch xanh methylen (như Vime-Blue) để sát trùng vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thoa kem kháng sinh Terramycin lên vết thương mỗi ngày một lần. Kem này có tác dụng kháng khuẩn, giúp vết thương mau lành.
- Nếu mụn đậu xuất hiện ở mắt, cần rửa trước bằng nước muối sinh lý 0.9% để làm sạch, sau đó mới bôi kem Terramycin.
- Đối với mụn đậu ở miệng, dùng nước chanh pha loãng để súc cho kê hàng ngày.
Xem thêm: Bệnh Gà Rù – Mách Bạn Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị
Kết bài
Bài viết của GA179 đã tổng hợp trọn vẹn những thông tin quan trọng có liên quan đến bệnh đậu gà. Chúng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dưỡng các chiến kê.