Bệnh gà rù còn có tên gọi khác là Newcastle, là căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở cả gia cầm hoang dã và gia cầm nuôi. Mỗi năm căn bệnh này khiến hàng triệu con gà chết và nhiều trang trại phải tiêu hủy gia cầm bị nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây của GA179 sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây nên bệnh Newcastle ở gia cầm
Căn bệnh này có nguyên nhân xuất phát từ virus Newcastle, một loại RNA virus thuộc trong nhóm Paramyxovirus. Loại vi khuẩn này có khả năng lây lan và gây bệnh ở hầu hết các loại gia cầm như ngỗng, ngan, vịt,.. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ tấn công nhiều giống gà khác nhau như gà công nghiệp, gà nhà, gà chọi và gà đá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi.
Tùy theo mức độ nhiễm bệnh và một số yếu tố, biểu hiện của bệnh gà rù sẽ có thay đổi khác nhau. Trong đó gồm nhóm độc lực của virus, tuổi đời và tình trạng sức khỏe miễn dịch của gà. Thông thường thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 đến 15 ngày, phổ biến nhất là 5-6 ngày.
Những biểu hiện bên ngoài của bệnh Newcastle
Tại Việt Nam, bệnh sẽ phát triển mạnh vào mùa đông và giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa xuân khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại virus lây lan nhanh chóng. Khi nhiễm bệnh sẽ có một số biểu hiện như sau.
Bệnh gà rù nhiễm thể độc lực nhẹ
Đối với gà nhiễm thể độc lực nhẹ sẽ có một số biểu hiện như sau.
- Các triệu chứng về hô hấp như khó thở, hắt hơi, ho, chảy nước mũi.
- Sưng phù ở cổ, đầu và mắt.
- Gà bị tiêu chảy và phân có màu trắng hoặc trắng xanh.
- Ít vận động, mệt mỏi, giảm ăn và bỏ ăn.
Biểu hiện khi gà nhiễm thể độc lực cao
Nếu bạn thấy gà có những biểu hiện dưới đây có nghĩa chúng đang bị nhiễm thể độc lực cao.
- Suy nhược thần kinh, đi đứng không vững, run rẩy, quay tròn, sã cánh, mổ lung tung, cổ và đầu ngoẹo về một bên. Nếu bệnh chuyển nặng gà sẽ bị liệt chân, thậm chí là liệt toàn thân.
- Ở gà mái sẽ có thêm biểu hiện suy nhược các cơ quan sinh sản như giảm đẻ trứng, trứng non, vỏ mỏng, có dịch nhờn, dễ vỡ và màu sắc bất thường.
- Gà có bệnh nặng thường tử vong với các triệu chứng trên hoặc đột tử mà không có biểu hiện rõ ràng.
Phương pháp điều trị khi phát hiện bệnh gà rù
Trước đây, khi chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Newcastle, việc điều trị sẽ dựa vào tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gà đang mắc bệnh là chủ yếu. Tuy nhiên, phương pháp này lại không mang lại hiệu quả cao và tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70%. Những chú gà nếu sống sót thường bị di chứng thần kinh, dẫn đến mổ không trúng thức ăn và chết vì đói. Nếu sống sót sẽ bị chậm lớn, kém năng suất dù được cung cấp nhiều thuốc bổ và thức ăn.
Hiện nay, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh gà rù giảm đáng kể vì đã có thuốc đặc trị cho bệnh. Tỷ lệ tử vong chỉ còn 5% đến 20% tùy thuộc vào thời điểm phát hiện và can thiệp.
Để điều trị bệnh gà rù có hiệu quả cần sử dụng kháng thể Newcastle: Ngay khi phát hiện đàn gà mắc bệnh, bạn cần dùng ngay kháng thể để điều trị. Sau 24 đến 48 giờ sử dụng kháng thể, tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle sẽ được giảm đáng kể. Nếu để quá lâu, tỷ lệ gà chết sẽ tăng cao và gây tổn thất lớn cho người nuôi.
Một số phương pháp phòng bệnh Newcastle ở gà
Bệnh gà rù có tốc độ lây lan nhanh chóng, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Vì vậy, việc phòng bệnh cần được thực hiện nghiêm túc thông qua các biện pháp như tiêm vaccine, vệ sinh chuồng trại, bổ sung thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng.
Giữ gìn vệ sinh trang trại chăn nuôi
Bạn nên vệ sinh định kỳ bằng cách khử trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi bằng thuốc sát trùng chuyên dụng hoặc vôi bột. Ngoài ra, sử dụng chất độn chuồng với men vi sinh để hút ẩm và giảm khí độc cũng giúp ức chế mầm bệnh. Những đồ vật như máng uống, máng ăn là nơi có nguy cơ tiềm ẩn vi khuẩn nên cần cọ rửa thường xuyên.
Đặc biệt, đối với gà mới nhập, bạn cần theo dõi trong vòng 10 ngày trước khi nhập đàn để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bệnh và hạn chế lây lan.
Sử dụng vaccine phòng bệnh từ sớm
Tiêm phòng đầy đủ là một biện pháp phòng chống bệnh gà rù hiệu quả. Vaccine nhược độc là giải pháp phổ biến và dễ dàng áp dụng, bởi bạn có thể cho uống hoặc nhỏ mũi, nhỏ mắt.
Sau khi tiêm vaccine, bạn cần chú ý thêm về thời điểm tiêm vaccine và tiêm phòng từ 5-10 ngày khi kháng thể mẹ bắt đầu giảm tùy thuộc loại vaccine. Sau khoảng 10-14 ngày phải tiêm nhắc lại liều vaccine để nâng cao hiệu quả bảo vệ.
Sử dụng thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng
Bổ sung các loại thuốc bổ trợ sẽ góp phần hạn chế khả năng mắc bệnh gà rù. Để gà phát triển tốt và giảm stress từ môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn thì cần được bổ sung các loại thuốc bổ trợ. Một số loại thuốc có thể kể đến như thuốc bổ thận Lesthionin, điện giải Bcomplex, vitamin A,C,D,E,K.
Xem thêm: Bệnh giun sán ở gà – Cách nhận biết và chữa trị chuẩn nhất
Kết luận
Nhìn chung, bệnh gà rù là một trong những căn bệnh phổ biến và thường xuyên xảy ra ở các trang trại chăn nuôi gà. Tuy nhiên, hậu quả sẽ không quá nghiêm trọng khi phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, bạn cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng tránh và vệ sinh chuồng trại để giảm khả năng mắc bệnh.